Sử dụng trong đông y Mướp khía

  • Bộ phận dùng: Toàn cây hay chỉ dùng xơ mướp (Retinervus Luffae Fructus), gọi là Ty qua lạc. Dây, lá và hạt cũng được dùng[2].
  • Tính vị, tác dụng[2]:

- Xơ Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thủng.

- Lá Mướp có vị đắng và chua, tính hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc.

- Hạt có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu nhiệt hoá đàm, nhuận táo, sát trùng.

- Dây có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.

- Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

  • Công dụng[2]:

- Xơ Mướp dùng trị: gân cốt tê đau, đau ngực sườn, bế kinh, sữa không thông, viêm tuyến sữa, thuỷ thủng;

- Lá dùng trị ho, ho gà, nắng nóng khát nước vào mùa hè; dùng ngoài trị chảy máu ở các vết thương, ecpet, mảng tròn, chốc lở, bệnh mụn;

- Hạt mướp dùng trị ho nhiều đờm, sát trùng, đái khó;

- Dây dùng trị đau thắt lưng, ho, viêm mũi, viêm khí quản;

- Rễ Mướp dùng trị viêm mũi, viêm các xoang phụ của mũi, dùng nấu nước rửa chỗ lở ngứa chảy nước.

- Ở Ấn Độ, dịch lá tươi cho vào mắt trị đau mắt hột; lá tươi giã ra đắp tại chỗ trị viêm lách, trĩ và phong hủi.